Chứng nhận VietGap cho sản phẩm nông sản

 CHỨNG NHẬN VIETGAP NÔNG SẢN

Chứng nhận VietGAP đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Chính vì thế việc tìm hiểu và xin cấp loại giấy chứng nhận này là rất cần thiết cho các cơ sở sản xuất hoạt động trong các lĩnh vực trên.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về bộ tiêu chuẩn VietGAP để áp dụng cho hoạt động sản xuất nhé!

Chứng nhận VietGap là gì?

Chứng nhận VietGap là gì?

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam) là giấy chứng nhận quy trình sản xuất thực phẩm sạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/01/2018, được áp dụng trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Bộ tiêu chuẩn VietGAP bao gồm các tiêu chí do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.

Các tiêu chí để đánh giá chứng nhận VietGAP

Các tổ chức muốn đạt tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất

Chứng nhận VietGAP yêu cầu các tổ chức phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sản xuất. Nghĩa là phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về phương pháp canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước, nguồn đất.

Tiêu chí về môi trường làm việc

Môi trường làm việc phải được có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết để bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe.

Tiêu chí về an toàn thực phẩm

Đây là tiêu chí rất quan trọng để các tổ chức có thể đạt tiêu chuẩn VietGAP. Để đảm bảo được về chất lượng thực phẩm và đạt chứng nhận VietGAP, trong toàn bộ khâu canh tác, tổ chức phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, nghĩa là không được sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh.

Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm

Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP phải có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm của cơ quan quản lý và khách được dễ dàng hơn.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP

Trước tình hình thị trường xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản trên Thế giới đang được  kiểm soát chặt chẽ với những tiêu chuẩn gắt gao, sự ra đời của tiêu chuẩn VietGAP như một lời khẳng định về chất lượng sản phẩm, mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu nông – thủy sản cũng như những lợi ích thiết thực cho đời sống xã hội, nhà sản xuất, các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nước ta. Cụ thể:

Đối với xã hội

Như đã nói, việc áp dụng VietGAP giúp các sản phẩm sau khi được thu hoạch đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường Quốc tế để có thể xuất khẩu sang các khu vực khác. Điều này góp phần thúc đẩy, làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Từ đó, đảm bảo được đầu ra cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Đối với nhà sản xuất

Có được chứng nhận VietGAP nghĩa là cơ sở sản xuất phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định để khẳng định chất lượng sản phẩm. Do đó, tạo được lòng tin hơn với khách hàng và tạo được chỗ đứng vững chắc về thương hiệu trên thị trường.

Đối với cơ sở chế biến

Các cơ sở chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP sẽ giúp đảm bảo về chất lượng sản phẩm (sạch và an toàn), giúp nâng cao uy tín của đơn vị với khách hàng và các đối tác. Từ đó, giúp tăng khả năng cạnh tranh và tăng doanh thu.

Không những thế, các cơ sở chế biến này còn có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm sau chế biến sang các thị trường nước ngoài. Đồng thời giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu do hàng hóa không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.

Đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn, đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP sẽ dần tạo cho người tiêu dùng thói quen sử dụng cũng như nhận biết được các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Điều này sẽ trở thành động lực giúp nhà sản xuất, cơ sở chế biến cải tiến chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hiệu lực của giấy chứng nhận VietGAP

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 48/2012-TT-BNNPTNT, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ có hiệu lực tối đa là 02 năm kể từ ngày cấp.

Trong trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không đăng ký cấp lại khi đã hết hạn thì sẽ được gia hạn tối đa là 03 tháng.

Trích nguồn: Chungnhanquocgia